-
- Tổng tiền thanh toán:
7 Câu Hỏi Phỏng Vấn Mà Mỗi Giáo Viên Bắt Buộc Phải Trả Lời
Tác giả: Admin vadoto Ngày đăng: 08/11/2021
Khi bạn chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn trước khi đặt chân vào văn phòng hiệu trưởng nghĩa là bạn đã đi được một chặng đường dài. Đây là bảy câu hỏi phỏng vấn giáo viên thường được hỏi.
Chuẩn bị là chìa khóa để có công việc mơ ước!
Phỏng vấn xin việc là điều rất thú vị (tôi thề là như vậy)! Nó cho chúng ta cơ hội mới, đồng nghiệp mới và những thách thức mới sẽ thay đổi con đường sự nghiệp của bản thân. Bạn cảm thấy nó không phải là công việc khó khăn phải không? Đây là yếu tố đầu tiên đảm bảo bạn sẽ có được công việc đó. Khi bạn chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn trước khi đặt chân vào văn phòng hiệu trưởng nghĩa là bạn đã đi được một chặng đường dài. Đây là bảy câu hỏi phỏng vấn giáo viên thường được hỏi. Chúng tôi khuyên bạn nhất là các bạn sinh viên mới ra trường nên nghiên cứu câu trả lời ngay bây giờ. Sau đó, đứng trước gương và bắt đầu tập luyện!
1. Tại sao bạn quyết định trở thành một giáo viên?
Câu hỏi tưởng chừng “xưa như trái đất” và nghe rất vu vơ nhưng đừng chủ quan để bị đánh lừa. Nếu bạn không có một câu trả lời rõ ràng mạch lạc thì chứng tỏ bạn chẳng yêu thích gì công việc này? Các trường học luôn quan tâm đến việc bạn có đủ tận tâm để làm phong phú thêm cuộc sống của học sinh và muốn hiểu bạn đã trải nghiệm ra sao trong nghề này. Hãy trả lời với sự trung thực và dưới hình thức một câu chuyện. Hãy vẽ một bức tranh rõ nét về cuộc hành trình đưa bạn vào nghề dạy học.
2. Bạn áp dụng phương pháp quản lý lớp học nào nếu bạn được tuyển dụng?
Nếu bạn là một giáo viên đã có kinh nghiệm hãy thảo luận cách bạn xử lý lớp học của bạn trong quá khứ. Cho ví dụ cụ thể về những điều đã làm việc tốt nhất và tại sao. Nếu bạn là người mới, hãy giải thích những gì bạn học được trong trường đại học và khi đi thực tập. Hãy nói rõ cách bạn lập kế hoạch để tổ chức lớp học đầu tiên. Cho dù bạn đã giảng dạy bao năm đi chăng nữa hãy cố gắng tìm hiểu về văn hóa riêng của nhà trường, về những đặc trưng trong quản lý lớp học và kỷ luật. Hãy đề cập đến cách bạn sẽ kết hợp triết lý giáo dục của trường và những kinh nghiệm cá nhân. Nếu bạn không có đủ thời gian hoặc không hiểu rõ về các chính sách của trường, hãy yêu cầu người phỏng vấn giải thích.
3. Kinh nghiệm của bạn trong việc sử dụng công nghệ trong lớp học?
Công nghệ là yếu tố tiên phong trong giáo dục – vì vậy cuộc phỏng vấn là cơ hội để chứng minh những hiểu biết cùa bạn. Nói về lý do tại sao bạn lại cảm thấy hào hứng sử dụng công nghệ với học sinh. Giải thích cách bạn đã tạo ra các website, blog cho học sinh, cách bạn dùng google classroom trong giờ học… Suy nghĩ sáng tạo trên nền tảng công nghệ luôn là điều mà các hiệu trưởng đánh giá cao.
4. Triết lý giảng dạy của bạn là gì?
Câu hỏi này rất khó để trả lời bằng một câu trả lời chung chung. Thông thường các giáo viên đưa ra các câu trả lời chung chung, nhấn mạnh vào việc em sẽ làm gì cho học sinh, nhà trường,… Thực ra câu trả lời chính là những cam kết của bạn khi bạn làm giáo viên, những giá trị nào là cốt lõi của bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn viết ra bản tuyên ngôn, sứ mệnh của bản thân mình khi bắt đầu công việc dạy học. Thảo luận về triết lý dạy học của bạn là một cách thể hiện lý do tại sao bạn đam mê, bạn muốn đạt được điều gì và làm thế nào bạn sẽ áp dụng thành công ở vị trí mới, trong một lớp học mới, tại một trường mới.
5. Làm thế nào bạn sẽ thúc đẩy phụ huynh tham gia vào lớp học và trong việc học của con mình?
Kết nối nhà trường và gia đình là công việc khó khăn. Hiệu trưởng sẽ dựa vào giáo viên để duy trì kênh thông tin với cha mẹ. Giáo viên thậm chí được coi như “phát ngôn viên” cho trường học, củng cố nền văn hóa, thế mạnh và giá trị của trường trước phụ huynh. Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi này với những ý tưởng cụ thể. Chia sẻ cách các bậc phụ huynh có thể tham gia trong lớp học của bạn và cách bạn sẽ duy trì liên lạc thường xuyên và cung cấp thông tin cập nhật về cả sự kiện tích cực và tiêu cực. Sẽ tuyệt vời hơn khi giáo viên chia sẻ các công cụ, nguồn lực cho phụ huynh để hỗ trợ học sinh.
6. Bạn sẽ đánh giá học sinh như thế nào?
Đây là cơ hội để hiệu trưởng có thể biết được kế hoạch giảng dạy của bạn cũng như các phương pháp mà bạn sử dụng để phát triển các kĩ năng, kiến thức và phẩm chất của học sinh. Hãy giải thích các tiêu chí đánh mà bạn đưa ra để hiệu trưởng thấy được tính hiệu quả trong việc nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Cung cấp thông tin chi tiết về cách bạn sử dụng báo cáo, các dự án cũng như những hoạt động cá nhân để xác định được học sinh nào đang gặp khó khăn, học sinh nào có nhiều tiền bộ. Hãy chia sẻ cách bạn thực hiện giao tiếp cởi mở với học sinh của mình để khám phá những gì chúng cần để thành công.
7. Bạn quan tâm gì về trường của chúng tôi?
Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu nhiều hơn trước cuộc phỏng vấn. Google có thể giúp bạn mọi thứ về trường. Họ có chương trình ngoại khó không? có vở kịch cuối năm không? học sinh có phải tham gia vào cộng đồng? Loại hình văn hoá nào mà hiệu trưởng khuyến khích? Sử dụng phương tiện truyền thông và mạng xã hội để xem nhà trường đang tự hào về điều gì, những giá trị nào được quảng cáo nhiều nhất. Sau đó, sử dụng mạng lưới các đồng nghiệp của bạn để tìm hiểu những gì các giáo viên (quá khứ và hiện tại nhân viên) yêu và ghét về trường đó. Bạn cần biết rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của trường. Sau đó, hãy chứng minh tại sao bạn muốn làm giáo viên của trường. Bạn sẽ giúp nhà trường như thế nào để đáp ứng những cam kết về tầm nhìn và sứ mệnh.
Nếu gần đây bạn có tham gia vào một vài cuộc phỏng vấn giáo viên, hãy cho chúng tôi biết thêm về những câu hỏi phổ biến mà bạn được hỏi nhé!
Tác giả: Lauren Brown West-Rosenthal
Hello World! https://helloworld.com?hs=51c87c1f4209f3aa6d77275d452103ac&
12/10/2022q890e1