-
- Tổng tiền thanh toán:
10 Điều Tôi Ước Mình Biết Được Ngay Từ Năm Đầu Tiên Đi Dạy
Tác giả: Admin vadoto Ngày đăng: 08/11/2021
Năm đầu tiên đi dạy thật là một trải nghiệm đặc biệt. Tình yêu thương, khát khao đứng lớp, sự non nớt về kinh nghiệm nhưng lại thích khẳng định và đốt cháy giai đoạn, tất cả đã khiến tôi muốn ôm cả đất trời và thay đổi tất cả. Nhìn lại năm đầu tiên đi dạy, tôi thấy mình thật vất vả, tôi muốn làm thật nhiều, muốn đạt kết quả thật tốt, muốn được học sinh yêu quý, nhưng thật trớ trêu, kết quả lại ngược lại hoàn toàn. Lúc nào tôi cũng cảm thấy căng như giây đàn, tôi cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi, tôi cảm thấy những cố gắng, nỗ lực của mình không hề được đền đáp, thậm chí học sinh còn cảm thấy ghét tôi.
- Chọn thứ tự ưu tiên trong công việc
Chúng ta có hai vòng tròn, vòng tròn bận tâm và vòng tròn ảnh hưởng. Vòng tròn ảnh hưởng là những gì mà chúng ta có thể làm, có thể tạo nên sự thay đổi hoặc tạo ra ảnh hưởng. Vòng tròn bận tâm là những gì mà chúng là suy nghĩ, lo lắng, quan tâm nhưng lại không tạo ra kết quả, nó chỉ làm chúng ta mệt mỏi mà thôi. Vì thế, hãy nhớ một điều rằng, bạn không thể làm tất cả. Bạn không thể cứu tất cả mọi người. Bạn không thể ngay lập tức thay đổi thế giới, trường học. Biết được điều đó, bạn hãy bắt đầu với những gì mình có thể làm trên thực tế, sau đó chọn thứ tự ưu tiên trong công việc và bắt tay vào thực hiện.
- Tìm một người hướng dẫn (mentor)
Một người hướng dẫn không chỉ giúp bạn về kinh nghiệm giảng dạy mà còn có thể chia sẻ về rất nhiều những vấn đề quản lý lớp học, giao tiếp với phụ huynh. Đừng ngại, hãy nhanh chóng để tìm cho mình một mentor mà bạn tin tưởng bạn sẽ cảm thấy vững vàng hơn rất nhiều.
- Học sinh không phải lúc nào cũng nhớ nội dung, nhưng chúng sẽ không quên cảm xúc mà bạn đã mang lại trong tiết học
Khi mới bắt đầu đi dạy, bạn nghĩ kiến thức là thứ quan trọng nhất, nội dung bài học là thứ không thể bị cắt bỏ. Bạn cố gắng nỗ lực, bằng mọi cách để dạy hết bài, dạy đủ các nội dung. Nhưng sự thật là, học sinh sẽ chẳng thể nhớ được những gì bạn bạn đang “cố” để dạy, chúng sẽ chỉ nhớ được những ấn tượng mà bạn đã tạo ra, những cảm xúc mà bạn đã mang đến.
- Hãy xây dựng quan hệ với bảo vệ, nhân viên văn phòng, thủ thư
Trường học có quyền lực cứng và quyền lực mềm, đôi khi một nhân viên văn phòng lại có rất nhiều “quyền lực”. Tôi không bảo bạn là lợi dụng họ. Tôi chỉ khuyên bạn hãy xây dựng mối quan hệ với họ, trong rất nhiều trường hợp, họ sẽ giúp được bạn rất đắc lực.
- Đừng làm việc vất vả, hãy làm việc hiệu quả
Khi mới đi dạy, tôi đã từng ở trường đến 7 – 8h tối mới trở về nhà. Khi về nhà, tôi vẫn bị ám ảnh vì những công việc chưa giải quyết xong, tôi lại quay trở lại với công việc và ngủ gục trên bàn. Ngày hôm sau, tôi đến lớp với sự mệt mỏi và uể oải. Sau nhiều năm, tôi nhận ra rằng, cách mà tôi đã làm không hiệu quả, tôi cần làm việc thông minh hơn.
- Thay đổi hành vi của học sinh là một quá trình
Xem nào, trước khi đi dạy bạn nghĩ bạn có thể làm được những gì? Chắc hẳn bạn nghĩ, mình sẽ có sức mạnh cảm hóa người học, thay đổi hành vi của chúng. Đó là một ước mô đúng và rất cần với mỗi người làm công việc giảng dạy. Nhưng hãy nhớ, hành vi của học sinh không thay đổi qua một vài buổi hay một vài lời khuyên của bạn. Nó là một quá trình. Bạn cần phải kiên nhẫn nhiều hơn.
- Đừng bị cuốn quá nhiều vào các công việc khác
Giáo viên trẻ thì phải trực buổi trưa, phải đưa đón học sinh, phải làm công tác đoàn đội… vân vân và mây mây, hãy tỉnh táo và hiểu được rằng, sức lực của bạn là có hạn. Đừng quá ôm đồm nhiều công việc để rồi rơi vào trạng thái kiệt sức hoặc công việc nào cũng làm không đến nơi.
- Hỗ trợ đồng nghiệp
Khi còn trẻ, chúng ta dễ sợ hãi mà cũng dễ tự cao. Chúng ta vừa muốn khẳng định mình nhưng lại lo sợ người khác sẽ cạnh tranh. Chính vì vậy, hãy cố gắng để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, hãy chia sẻ những ý tưởng giảng dạy và hợp tác để giảng dạy hiệu quả.
Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình; nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.
- Luôn có phương án dự phòng
Là giáo viên trẻ, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ đối phó thế nào khi đột nhiên có người dự giờ? Khi có đồng nghiệp yêu cầu dạy thay? Khi phải đưa học sinh đi học tâp ngoại khóa?… hãy luôn có phương án dự phòng cho mọi vấn đề. Hãy giữ tâm thế chủ động, chắc chắn bạn sẽ làm tốt.
- Chấp nhận thất bại
Thực tế giảng dạy khác xa rất nhiều so với những điều bạn được học ở giảng đường. Vì thế, khi đối mặt với công việc, bạn hãy chuẩn bị thật kĩ, trong đó có cả việc sẵn sàng chấp nhận thất bại và coi nó như một phần của quá trình trưởng thành.
Hi vọng là, những kinh nghiệm này sẽ giúp được các giáo viên trẻ trong năm đầu tiên của công việc giảng dạy. Nếu bạn có thêm những kinh nghiệm khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.
Hello World! https://helloworld.com?hs=6c95488080b1942c6226274e51c2670e&
12/10/2022epyng8